1. Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì?
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image)
Hình ảnh thương hiệu, là nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nói cách khác, đó là cách khách hàng nghĩ về một thương hiệu.
Hình ảnh này phát triển theo thời gian. Khách hàng hình thành nên những hình ảnh dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu. Những tương tác này diễn ra dưới nhiều hình thức và không nhất thiết liên quan đến việc mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Một thương hiệu có thể được cảm nhận khác nhau bởi các khách hàng khác nhau. Do đó, việc hình thành Brand Image nhất quán là nhiệm vụ lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào.
2. Ý nghĩa của hình ảnh thương hiệu
Mọi công ty đều cố gắng xây dựng Brand Image mạnh mẽ, vì thương hiệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hoàn thành động cơ kinh doanh. Một thương hiệu mạnh có những ý nghĩa sau:
✔️ Tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi khách hàng mới bị thu hút bởi thương hiệu.
✔️ Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới dưới cùng một thương hiệu.
✔️ Tăng sự tin tưởng của khách hàng hiện tại.
✔️ Tăng cường sự thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Ví dụ các thương hiệu nổi tiếng
✔️ Thương hiệu Hermès do Thierry Hermès doanh nhân người Pháp gốc Đức sáng lập vào năm 1937 với mục tiêu ban đầu là sản xuất cương ngựa. Doanh nghiệp hiện chuyên sản xuất hàng da, phụ kiện phong cách sống, nước hoa, hàng xa xỉ và quần áo may sẵn.
✔️ Thương hiệu xe hơi Volkswagen là hãng sản xuất xe hơi Đức, một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới thuộc tập đoàn Volkswagen. Những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc hãng bao gồm Audi, Bentley, Skoda, Lamborghini, Bugatti, SEAT, Porsche và Volkswagen.
✔️ Coca-cola là một thương hiệu được biết đến với sản phẩm đồ uống được sử dụng để tận hưởng những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. Coca-cola bản “original” được đánh giá là có hương vị độc đáo.
✔️ Thương hiệu Vingroup, là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Bất động sản.
✔️ McDonald gợi ngay đến hình ảnh của một thương hiệu thức ăn nhanh giá rẻ.
✔️ Rolls-Royce là một thương hiệu cao cấp được coi là độc quyền cho những người giàu và có sức ảnh hưởng.
✔️ Hình ảnh của Nike khác với các thương hiệu may mặc khác. Nike được coi là một thương hiệu đình đám chỉ liên quan đến đồ thể thao.
3. Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu
Cách xây dựng thương hiệu, đặc tính của hình ảnh thương hiệu Brand image. Là cảm nhận cuối cùng của khán giả về nhận diện thương hiệu. Để xây dựng hình ảnh tốt, doanh nghiệp cần làm những việc sau:
– Xác định sứ mệnh tầm nhìn và giá trị:
Việc xác định sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị sẽ được thực hiện đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp nhằm mục đích thống nhất với các hoạt động. Giá trị không nhất quán sẽ làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu
– Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp:
Để có một brand image tốt bạn phải chuẩn bị một chiến lược hình ảnh cụ thể và đầy đủ. Trước tiên bạn hãy liệt kê những đặc điểm của thương hiệu. Sau đó xác định đặc tính của hình ảnh thương hiệu nổi bật nhất. Tập trung toàn diện để xây dựng đặc điểm này trở thành điểm khác biệt với các thương hiệu khác.
– Xây dựng brand image trong nội bộ doanh nghiệp:
Có thể nói rằng, mỗi một nhân viên trong công ty sẽ là một đại sứ thương hiệu tuyệt vời trong mắt của khách hàng. Bởi trước khi nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thì khách hàng sẽ nhớ đến phong thái, cảm tình…từ chính nhân viên của bạn.
Vì vậy, hãy truyền lửa tình yêu thương hiệu của bạn vào các nhân viên của mình để họ yêu thương hiệu bằng cả trái tim và lòng nhiệt thành.
– Hình ảnh Brand cần được đồng nhất:
Đây có nghĩa là bạn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với các yếu tố như:
+ Logo: Yếu tố này bắt buộc phải có và phải làm thật tốt. Logo thương hiệu sẽ đi với bạn cho đến cuối con đường. Một logo tốt sẽ phải phù hợp với tính chất thương hiệu, đặc tính khác biệt, phù hợp với cốt lõi của thương hiệu. Và quan trọng là phù hợp với văn hóa, con người công ty.
+ Slogan: Đây là tinh thần của thương hiệu. Câu slogan sẽ mang đến cho khách hàng cảm xúc về sản phẩm, dịch vụ mà bạn mang đến.
+ Màu sắc: Hãy lựa chọn màu sắc phù hợp với nền tảng thương hiệu mà bạn đang xây dựng.
– Truyền thông hình ảnh Brand:
Hình ảnh Brand của bạn sẽ không có ai biết đến hoặc rất ít người biết nếu bạn không truyền thông tích cực cho nó. Phải tiếp cận khách hàng ở mọi lúc mọi nơi để thương hiệu có thể nhanh chóng lưu lại trong tâm trí của khách hàng.
Bạn có thể truyền thông cho brand image của mình bằng các kênh truyền thông miễn phí như: Fanpage (Facebook), Zalo, Blog, Diễn đàn, Youtube, Khách hàng, Báo điện tử…
4. Tầm Quan Trọng Của hình ảnh thương hiệu
Mọi công ty đều cố gắng xây dựng một hình ảnh thương hiệu. Bởi vì nó giúp thực hiện các động cơ kinh doanh, xây dựng thương hiệu của hàng, cá nhân, doanh nghiệp thường có những ưu điểm sau:
✔️ Nhiều lợi nhuận hơn khi khách hàng mới bị thu hút bởi thương hiệu.
✔️ Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới dưới cùng một nhãn hiệu.
✔️ Nâng cao niềm tin của khách hàng hiện tại. Giúp giữ lại chúng.
✔️ Mối quan hệ Doanh nghiệp – Khách hàng tốt hơn.
Một công ty có hình ảnh chưa ấn tượng, có thể gặp khó khăn trong hoạt động và không thể tung ra sản phẩm mới với cùng một thương hiệu.
5. Bộ nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm những đặc điểm thị giác mà công ty muốn trưng bày với khách hàng. Từng yếu tố trực quan như logo, thiết kế, slogan, ký hiệu và màu sắc giúp cho thương hiệu có vị trí khác biệt trong tâm trí khách hàng đều là một phần của bộ nhận diện.
Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm rằng Nhận diện thương hiệu và Hình ảnh thương hiệu là một. Brand Image là những định kiến của khách hàng về một thương hiệu, trong đó bao gồm những yếu tố thị giác gắn liền với thương hiệu đó cũng như những ký ức mà họ có khi tiếp xúc với thương hiệu.
Hình ảnh dựa trên những ấn tượng và trải nghiệm của người tiêu dùng, là cách mà người khác nhìn nhận thương hiệu.
Vậy thì khách hàng là người cuối cùng quyết định nhận diện của một thương hiệu, điều này xảy ra ở mọi điểm chạm và mỗi khi khách hàng nghĩ về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đó.
6. Quảng cáo thương hiệu
Quảng cáo thương hiệu không đơn giản là phương thức tiếp thị thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Vậy thực chất của quảng cáo thương hiệu là gì và cần phải làm gì để chiến dịch quảng cáo thương hiệu của bạn thành công nhất?
Quảng cáo thương hiệu là gì?
Đây là hình thức quảng cáo cho thương hiệu được sử dụng để thiết lập kết nối, xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo thời gian.
Khi mối quan hệ được xây dựng thành công, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được thương hiệu giữa vô vàn các thương hiệu hiện nay. Rút ngắn khoảng cách đến bước mua hàng của người tiêu dùng.
Các chiến dịch quảng cáo thương hiệu được triển khai nhằm đạt được các mục đích sau:
Thiết lập nhận diện thương hiệu: Hình ảnh xuất hiện khắp nơi mang đến cảm giác quen thuộc, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu với những dấu ấn đặc trưng về màu sắc, cảm xúc, thông điệp….Thiết lập nhận diện thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu xuất hiện khắp nơi mang đến cảm thấy quen thuộc, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu với những dấu ấn đặc trưng về màu sắc, cảm xúc, thông điệp…Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập nhận diện thương hiệu trên nhiều hình thức quảng cáo đa dạng.
Để hiểu và biết cách xây dựng brand image hiệu quả cho doanh nghiệp. Và Quảng cáo trong xây dựng thương hiệu phát triển, giúp quý khách hàng khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy liên hệ với Vũ Ngọc Đảm khi quý khách hàng có nhu cầu hiểu hơn về Thương Hiệu nhé!
Tham khảo thêm Youtube | Fanpage
Lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu
Vai trò của việc xây dựng thương hiệu cá nhân
Tầm quan trọng của định vị thương hiệu
Công tác quản trị thương hiệu
Quảng cáo trên truyền hình quốc gia VTV8
Sản xuất TVC cho cá nhân doanh nghiệp
Dịch vụ sáng tác nhạc cho cá nhân doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu – cách xây dựng thương hiệu
Sản xuất phim doanh nghiệp
Dịch vụ Viral Video
Dịch vụ chụp ảnh truyền thông thương hiệu cho cá nhân doanh nghiệp