Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Ai cũng muốn ‘kéo chăn về phía mình’, người dân từ Á tới Âu sắp đón những mùa đông rất lạnh.

Đầu tháng 3, Bộ Kinh tế Đức cho biết Ngân hàng Tái thiết KfW đã ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất điện hàng đầu RWE và nhà điều hành mạng lưới Hà Lan Gasunie để xây dựng một nhà ga nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) ở thị trấn cảng Brunsbuettel.

Động thái trên diễn ra chỉ một tuần sau khi Đức tuyên bố thay đổi chính sách năng lượng và cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga, đồng thời cho biết LNG, than và thậm chí năng lượng hạt nhân có thể sẽ được sử dụng để lấp đầy khoảng trống khí đốt vốn có. Tuy nhiên, kế hoạch này được cho là khó có thể duy trì dài hơi, trong bối cảnh những lo ngại xoay quanh biến đổi khí hậu khiến tương lai của nhiên liệu hóa thạch, trong đó có khí đốt tự nhiên, dần mờ nhạt.

Sau khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga-Ukraine leo thang, còn Điện Kremlin đe dọa cắt đứt nguồn cung nhiên liệu sang châu Âu, giới chức Đức cho biết nước này sẽ cần nhiều nhất 4 nhà ga nhập khẩu LNG để đề phòng trường hợp Nga “khóa van”. Việc người dân phải đóng nhiều thuế phí hơn dường như chỉ là vấn đề cân nhắc thứ yếu.

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Thực tế, hầu hết khí đốt mà châu Âu nhập khẩu từ Nga đều được cung cấp thông qua các đường ống dẫn trên đất liền hoặc dưới biển. Trong khi đó, LNG lại có thể được làm lạnh thành chất lỏng, sau đó chất lên các con tàu chở dầu đặc biệt. Chúng sẽ được vận chuyển đến bất kỳ bến cảng nào đủ khả năng biến LNG trở lại dạng khí và bơm vào lưới điện.

“Chúng tôi đang lên kế hoạch xây dựng các ga tiếp nhận LNG”, ông Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết, đồng thời nhấn mạnh mặc dù mục tiêu của nước này là tạo ra năng lượng theo hướng trung hòa carbon, song khí đốt vẫn rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

Mới đây, Lithuania thông báo ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga. Động thái này không tác động nhiều tới Nga, bởi Lithuania chỉ là một quốc gia nhỏ bé. Tuy nhiên, vì Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu nên quyết định của giới chức nước này cũng có tầm ảnh hưởng nhất định.

Quá trình chuyển đổi năng lượng này của châu Âu đang diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang. Giới chức toàn cầu đã tranh luận về cách trừng phạt Nga, song vẫn cố gắng không để châu Âu mất đi quá nhanh nguồn cung nhiên liệu quan trọng.

Xung đột Nga-Ukraine đang tái định hình thị trường năng lượng toàn cầu. Việc châu Âu nhập khẩu một khối lượng lớn khí đốt từ Nga để sưởi ấm các hộ gia đình và phục vụ ngành công nghiệp điện có thể sẽ không còn được thấy trong tương lai, khi mà khu vực Eurozone đang muốn giảm sự phụ thuộc đáng kể vào Nga.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, phát ngôn viên EU phụ trách Năng lượng Tim McPhie cho biết, châu Âu sẽ “chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch của Nga vào năm 2027”. EU cũng ước tính có thể giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay và kế hoạch chi tiết sẽ được công bố vào cuối tháng 5 tới.

“Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong những tuần gần đây cùng với tất cả các bên liên quan để nhập khẩu ít năng lượng hóa thạch hơn từ Nga và mở rộng cơ sở cung cấp”, ông Habeck nói. “Việc các hợp đồng cung ứng chấm dứt sẽ ít nhiều gây tổn thương cho Nga”.

Vậy lượng khí đốt khổng lồ vốn được nhập khẩu từ Nga sẽ được EU thay thế như thế nào? Câu trả lời nằm ở chính khí hóa lỏng LNG.

Theo The New York Times, giới chức châu Âu muốn bổ sung thêm 50 tỷ m3 LNG trong năm 2023, tức chiếm khoảng một nửa lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga mà khu vực này muốn cắt giảm. Ngoài ra, EU cũng muốn nhập khẩu thêm nhiều khí đốt thông qua các đường ống dẫn từ Na Uy và Azerbaijan, đồng thời tăng cường phát triển các dự án điện gió và năng lượng mặt trời để tiết kiệm năng lượng. Quá trình này được cho là sẽ khiến châu Âu chật vật trong khoảng thời gian dài, bởi việc bù đắp cho một lượng lớn khí thâm hụt nhập khẩu từ Nga không phải chuyện đơn giản.

Theo Viện nghiên cứu Bruegel tại Brussels, bình quân mỗi ngày Nga xuất khẩu 3 triệu thùng dầu thô và khoảng 1 triệu thùng sản phẩm hóa dầu sang Châu Âu. Chính vì vậy, việc ngừng hoặc cắt giảm đột ngột con số này là điều không thể, bởi nguồn cung khi đó sẽ phải đối mặt với cú sốc rất lớn và người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không ai khác chính là những người dân châu Âu.

Hồi tuần trước, tờ RT dẫn lời ông Peter Hauk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bảo vệ Người tiêu dùng bang Baden-Württemberg cho biết, người dân vẫn có thể chịu được cái lạnh 15 độ C vào mùa đông chỉ với một chiếc áo len và sẽ chẳng có ai chết vì điều đó cả.

Phát ngôn của ông Peter Hauk sau đó đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội, đặc biệt từ Hiệp hội Người thuê nhà tại Đức. Họ cho rằng ông không hiểu hết được nhu cầu sưởi ấm của người già và cả những lao động đang làm việc tại nhà trong mùa đông lạnh giá. Hiệp hội đồng ý rằng châu Âu cần giảm sự phụ thuộc vào Nga, song cảnh báo rằng “việc hạ nhiệt độ phòng và phải mặc nhiều quần áo hơn có thể khiến mọi người sớm đổ bệnh”.

Được biết giá nhiên liệu và năng lượng chắc chắn sẽ tăng sau khi Đức loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cảnh báo việc ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga sẽ gây ra những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế nước này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi đầu tuần cũng cho biết việc ngừng nhập khẩu khí đốt quá vội vã có thể đẩy hàng trăm nghìn người lâm vào tình cảnh thất nghiệp và khiến nước Đức đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Ngoài ra, với việc tăng mua LNG, EU cũng sẽ phải chi thêm khoảng 50 tỷ USD mỗi năm, tính ở mức giá cao như hiện tại. Tuy nhiên, nếu ký được hợp đồng dài hạn với Mỹ, châu Âu sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

Vấn đề ở chỗ, việc EU muốn dừng nhập khẩu khí đốt từ Nga sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc tranh giành năng lượng ở cấp toàn cầu, thứ vốn đang được các chuyên gia nhận định là khá nóng. Châu Á thường là điểm đến chính của LNG. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nước nhập khẩu một lượng lớn LNG hồi năm ngoái.

Theo The New York Times, lượng khí đốt mà châu Âu đang nhắm tới vào năm 2023 sẽ khiến nhu cầu toàn cầu tăng 10%, qua đó vô hình chung nổ ra một cuộc chiến giữa các quốc gia cần mua khí đốt. Điều này khiến giá khí đốt, vốn đã chạm mức kỷ lục trong những tháng gần đây vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và đẩy người tiêu dùng cùng nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh khốn cùng. Chẳng hạn như hồi thứ Sáu tuần trước, hóa đơn năng lượng của hàng triệu người tiêu dùng Anh đã tăng 54%.

“Trong 3 năm tới, cạnh tranh đối với khí hóa lỏng LNG sẽ vô cùng khốc liệt. Cả châu Âu và châu Á sẽ tranh giành nhau để kéo chiếc chăn về phía mình”, Massimo Di Odoardo, Phó Chủ tịch phụ trách mảng khí đốt của công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie cho biết.

Theo ông James Henderson thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, rõ ràng trong ngắn hạn, châu Âu sẽ không thể sớm thay thế lượng khí đốt đó, song khu vực này vẫn đang có đủ năng lực tài chính để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang nguồn năng lượng xanh và sạch hơn.

Dẫu vậy, Đức vẫn lựa chọn xây dựng nhà ga nhập khẩu khí hóa lỏng cùng một loạt các dự án mở rộng mới ở châu Âu. Hiện giá LNG đã tăng gấp 7 lần so với một năm trước. Điều này khiến các nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn trên thế giới như Qatar, Australia và đặc biệt là Mỹ hưởng lợi hơn bao giờ hết.

Vào ngày 25/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ “cố gắng đảm bảo” ít nhất 15 tỷ m3 khí LNG trong năm nay cho EU, tương đương 10% lượng khí đốt mà châu Âu nhập từ Nga.

Các nhà phân tích cho rằng, cam kết này có khả năng đạt được, song chủ yếu được thúc đẩy nhờ động lực từ thị trường thay vì chủ trương của chính phủ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, ít nhất 115 chuyến hàng LNG đã được chuyển tới châu Âu từ Cheniere Energy – nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất nước Mỹ. Con số này cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Ông Di Odoardo cho biết lượng LNG xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu đã đạt được ⅔ so với mục tiêu đã đề ra cho năm 2022.

Tuy nhiên, không lập tức mà Mỹ có thêm khí đốt để tăng bán cho châu Âu. Để giúp EU, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã phải thuyết phục các quốc gia châu Á giảm mua, trong đó có Nhật Bản. Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine kéo dài và thị trường ngày càng thắt chặt, Mỹ sẽ khó lòng vẹn toàn cả đôi bên.

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để giảm giá LNG là củng cố nguồn cung. Thông thường, các cơ sở cung cấp khí đốt, chẳng hạn như nhà ga nhập khẩu khí đốt mà Đức đang xây dựng, cần ít nhất 2 năm để có thể bắt đầu đi vào hoạt động.

Trong năm 2021, nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng đã tăng 6%. Việc Trung Quốc và một số quốc gia khác chuyển sang sử dụng LNG thay vì than như trước đây cũng được cho là sẽ khiến nhu cầu trên tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

“Tôi nghĩ thị trường khí đốt mùa đông sẽ vẫn rất eo hẹp do sự chuyển dịch từ than sang khí đốt của châu Á”, Marco Alverà, Giám đốc điều hành Công ty năng lượng Snam nhận định.

Thế giới khi thiếu vắng khí đốt Nga

Hiện Cheniere Energy đang mở rộng hoạt động xuất khẩu tại Corpus Christi, Texas. Qatar cũng cho biết đang nghiên cứu thêm một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, do châu Âu chỉ coi khí đốt như một giải pháp tạm thời trước khi các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời lên ngôi, các nhà xuất khẩu LNG vẫn đang khá thận trọng. Họ sợ rằng nhu cầu hiện tại của châu Âu đối với khí hóa lỏng sẽ không thể duy trì trước khi các dự án LNG mới đi vào hoạt động. Bởi vậy, câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này, là châu Âu sẽ cần chính xác bao nhiêu mét khối khí để có thể giảm cắt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong năm 2030 sắp tới.

Tham khảo thêm Youtube | Fanpage

Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo Website
Xây dựng Zalo OA
Thiết kế video có nội dung hay trên Zalo
Hiệu quả của nội dung tốt trên Zalo
Hướng dẫn viết content tốt trên Zalo
Cần lưu ý gì khi chạy quảng cáo Zalo
Các thời điểm nên chạy quảng cáo Zalo
Hướng dẫn quản lý quảng cáo Zalo trên điện thoại
Kiếm tiền bằng quảng cáo bài viết trên Zalo
Làm sao kiếm tiền bằng quảng cáo Zalo OA